TỪ ĐIỆN ẢNH ĐẾN DU LỊCH.

Các bạn có đang tò mò về chủ đề Trending hôm nay LAZA mang đến không?
Hollywood được biết đến như “cái nôi” bậc nhất của điện ảnh, song Việt Nam chúng ta đã và đang rất nỗ lực để phát triển mạnh mẽ nghệ thuật điện ảnh và giá trị của điện ảnh.
Đôi nét về quá trình phát triển điện ảnh Việt Nam:
Ngày 15/3/1953 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập “Doanh nghiệp Quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam,” chính thức đặt một dấu mốc quan trọng cho nền điện ảnh cách mạng còn non trẻ của nước ta thời bấy giờ.
Năm 1959, bộ phim điện ảnh "Chung một dòng sông" (1959) ra đời và gây tiếng vang lớn, trở thành phim truyện nhựa đầu tiên của Việt Nam kể từ khi khai sinh.

Sau thành công của bộ phim này, một loạt phim về đề tài cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc được sản xuất, trong đó có nhiều bộ phim khá thành công như: “Chim vành khuyên,” “Chị Tư Hậu,” “Kim Ðồng,” “Lửa trung tuyến”...
Trong giai đoạn chống Mỹ từ 1965-1975, nhiều bộ phim xuất sắc đã ra đời, như: “Nổi gió,” “Ðường về quê mẹ,” “Người về đồng cói,” “Bài ca ra trận.” “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm,” “Tiền tuyến gọi”... (phim truyện); “Ðầu sóng ngọn gió," “Lũy thép Vĩnh Linh,” “Những người săn thú trên núi Ðắc Sao,” “Những người dân quê tôi”... (phim tài liệu - thời sự); “Con khỉ lạc loài,” “Chuyện ông Gióng,” “Khăm Phạ - Nàng Ngà” (phim hoạt hình)...

Các nhà chuyên môn khẳng định đây là thời kỳ “vàng son” của điện ảnh nước nhà. Song hành với sự trưởng thành của ngành sản xuất, phát hành phim, mạng lưới trung tâm điện ảnh, đội chiếu phim lưu động cũng đã hình thành trong cả nước, công tác phổ biến phim nhờ vậy ngày càng mở rộng từ thành thị đến nông thôn và len lỏi khắp vùng sâu, vùng xa, từ miền núi đến hải đảo.
Điện ảnh Việt Nam cũng bắt đầu được quốc tế công nhận, thể hiện qua loạt giải thưởng tại Liên hoan phim Moskva cho phim tài liệu “Nước về Bắc Hưng Hải” (1959), Liên hoan phim Leipzig (Đức) cho "Những người quê hương tôi" (1970), “Lũy thép Vĩnh Linh” (1971)...
Thời kỳ Đổi mới đã mở đường cho điện ảnh tư nhân ra đời. Bộ phim "Gái nhảy" (2003) của Lê Hoàng là “cú huých” phòng vé đáng kể nhất - thu 21 tỷ đồng. Các đơn vị tư nhân tham gia vào thị trường điện ảnh ngày một nhiều.
Giữa thập niên 2010, điện ảnh Việt đã có phim đạt doanh thu trên 100 tỷ đồng, với những cái tên như “Em chưa 18” (2017), “Hai Phượng” (2019), "Tiệc trăng máu" (2020)... Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, điện ảnh chịu ảnh hưởng nặng nề trong những năm 2020-2021.

Song, năm 2022 và đầu năm 2023, điện ảnh Việt Nam đã xuất hiện hai bộ phim có doanh thu kỷ lục 420 tỷ đồng (Bố già) và 458 tỷ đồng (Nhà bà Nữ) của nhà làm phim Trấn Thành, phần nào tạo nên những kỳ vọng mới cho thị trường điện ảnh trong nước…
Hướng đến một giá trị cao cả hơn:
Dòng chảy nghệ thuật Điện ảnh Việt Nam ngày càng vững vàng, phát triển và phải công nhận bằng những mỹ từ. Giá trị thực thụ mà ngành công nghiệp Điện ảnh đem lại cho nước nhà chính là sự quảng bá du lịch. Thành công của những tác phẩm điện ảnh không chỉ dừng lại ở việc đạt doanh thu trăm tỷ, mà là giá trị phi vật thể nó mang lại. Khía cạnh phát triển du lịch là một tiềm năng cho điện ảnh Việt Nam, nhờ được chiêm ngưỡng những tuyệt cảnh trên màn ảnh rộng mà ngành du lịch Việt Nam càng phát triển, mọi người được đến gần hơn những nơi mà họ chưa từng đến, những cảnh họ chưa từng thấy.
Bắt trend là tính từ để nhận định một bộ phim thành công và có hiệu ứng lan tỏa như thế nào. Giới trẻ sẽ tạo nên làn sóng check-in thông qua một cảnh quay đẹp mắt.
Hoạt động thu hút sự chú ý trong khuôn khổ LHP quốc tế Hà Nội lần thứ VI là hội thảo “Điện ảnh – Kết nối và lan tỏa giá trị văn hóa”, diễn ra ngày 10.11. Nhiều ý kiến tâm huyết của đại diện các cơ quan quản lý văn hóa, nghệ sĩ, người hoạt động điện ảnh trong nước và quốc tế được chia sẻ tại hội thảo.
Hội thảo đề cập đến các chủ đề: Vai trò kết nối và lan tỏa giá trị văn hóa - du lịch qua các tác phẩm điện ảnh; Chủ trương, chính sách nhằm thu hút các đoàn làm phim của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới; Bối cảnh quay phim tại Việt Nam - Tiềm năng từ các di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh; Lợi thế cạnh tranh của thị trường điện ảnh Việt Nam trong việc thu hút các nhà làm phim nước ngoài.
Một trong những hình ảnh đặc sắc mang tính truyền tải thông điệp tích cực về văn hóa và du lịch phải kể đến “ Chuyện của Pao”.
Ngôi nhà nổi tiếng trong phim "Chuyện của Pao" là điểm dừng chân quen thuộc, hấp dẫn nhiều du khách mỗi khi tới tỉnh Hà Giang.

Nếu đã từng xem bộ phim “Chuyện của Pao”, bạn sẽ khó quên ngôi nhà đẹp như tranh giữa thiên nhiên hùng vĩ. Nơi đây trở thành một địa điểm không thể bỏ qua trên cung đường khám phá cao nguyên đá Hà Giang. Nhà của Pao thuộc xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, Hà Giang. Sau bộ phim nơi đây trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn mà bất kỳ ai khi đi tour Hà Giang đều muốn ghé thăm. Để có thể đến được ngôi nhà này du khách sẽ phải vượt quãng đường chừng 20 cây số từ huyện Đồng Văn. Sủng Là nằm ngay trên đường quốc lộ 4C nối liền các thị trấn ở Hà Giang.
Được ví như một bức tranh sơn dầu mang đầy vẻ hoài niệm của một thời xưa cũ, nhà Pao luôn là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách. Đến với nơi đây, bạn như đang sống lại những thập niên về trước. Cũng chỉ có tại nơi đây, bạn sẽ bắt gặp những điều mà chỉ từng thấy trong phim ảnh. Đó là những căn nhà lợp bằng mái ngói âm dương, được xây dựng sát với nhau. Nơi đây, chính là ngôi nhà chung của 36 đồng bào dân tộc khác nhau. Cũng chính trên những mảnh đất cằn khô này, bạn sẽ tìm thấy cái nguyên sơ, mộc mạc của khung cảnh miền núi. Và cái mộc mạc ấy cũng chẳng khác gì tấm lòng của bà con Hà Giang thân thương này.
Bạn còn nhớ một thời, Huế được biết đến thông qua hình ảnh “Cây cô đơn”? "Cây cô đơn" trong phim "Mắt biếc" - khung trời mộng mơ nơi Ngạn đánh đàn, trò chuyện cùng Hà Lan - trở thành điểm check-in của nhiều người.

Một chiếc view “tức cảnh si tình” đến lạ mà “hồi đó” giới trẻ lùng sục tại Huế chỉ để post được tấm ảnh gắn hashtag “Cây cô đơn”.
Phim "Mắt biếc" do Victor Vũ đạo diễn, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Nguyễn Nhật Ánh. Ra mắt từ ngày 20/12/2019, dự án gây sốt với những cảnh quay bình dị, chân phương, đứng thứ hai danh sách phim Việt ăn khách nhất mọi thời với hơn 172 tỷ đồng. Nhờ thành công của phim, "cây cô đơn" trở thành điểm check-in của nhiều người dân bản địa lẫn du khách.
Tiếp đến phải nói đến, Bãi Xép - một trong những điểm chuyến đi nổi tiếng xuất hiện trong phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh".

Trong phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” có sự xuất hiện của gành đá ở Bãi Xép, xã An Chấn, Tuy An, Phú Yên. Những góc quay toàn cảnh đã cho khán giả cơ hội được chiêm ngưỡng đường bao biển phủ xanh cỏ nằm gần mặt nước xanh biếc, thanh bình. Cánh diều chấp chơi hiện lên trong phim gợi nhớ mỗi người về kỷ niệm tuổi thơ và những buổi chiều tung tăng chạy theo cánh diều đón gió. Phú Yên bốc chốc trở thành điểm du lịch phổ biến, hot rần rần. Mỗi sớm newfeed chỉ toàn là “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đúng không?
Mới đây, cộng đồng mạng lại một lần nữa tạo trend chụp ảnh cùng Bản Giốc (Cao Bằng). Thác bản Giốc được ví như tiên cảnh mà tạo hóa ban tặng cho núi rừng phía Bắc Việt Nam. Khung cảnh từ trên cao thác Bản Giốc đổ bọt trắng xóa, bốn bề là rừng núi hùng vĩ hoang sơ, bên dưới là đôi tình nhân Thúy Kiều - Thúc Sinh đang tận hưởng giây phút lãng mạn giữa suối mát cùng cỏ hoa đồng nội khẽ chạm đến sự rung động của người xem.

Điện ảnh tác động cực kì tích cực đến ngành du lịch Việt Nam, sự trau chuốt về mặt hình ảnh càng là mối quan tâm của đạo diễn đồng thời là giới trẻ. Bởi lẽ, hiện nay, chiêm ngưỡng một tác phẩm điện ảnh không chỉ dừng lại ở giá trị nhân văn mà nó mang lại mà còn là giá trị về mặt thẩm mỹ, sự đầu tư đến với giới trẻ.
LAZA cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này, hy vọng các bạn có những giây phút giải trí tuyệt vời tại LAZA nhé.
No comments
0 comments