Our Topics
Subscribe Us
Subscribe to our newsletter and receive a selection of cool articles every weeks

ĐIỆN ẢNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGHỆ THUẬT ĐIỆN ẢNH.

0 comments

ĐIỆN ẢNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGHỆ THUẬT ĐIỆN ẢNH.

LAZA và các bạn hãy cùng nhau tiếp tục tìm hiểu về phạm trù nghệ thuật và những lĩnh vực của nghệ thuật nhé. Có thể trong chính mỗi chúng ta đã va chạm, đã trải nghiệm những góc nghệ thuật của nó nhưng không phải ai cũng định nghĩa rõ nét và tìm kiếm thật chi tiết về nó cả, vậy thì tại sao chúng ta không đón nhận những thông tin mới mẻ, hay ho này? 

Vậy nghệ thuật được định nghĩa như thế nào trong thế giới quan của chúng ta? Nghệ thuật là danh từ nhưng cũng là tính từ để chỉ những giá trị về mặt thẩm mỹ, thường thức. Nghệ thuật có nghĩa là sáng tạo các sản phẩm chứa đựng giá trị lớn về nhân văn, tư tưởng và tinh thần. Các loại hình nghệ thuật hay còn gọi là các môn nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong văn hoá và quá trình thôi thúc óc sáng tạo, sự năng động và sáng tạo của nhân loại. Không ngoa khi nhận xét rằng, bản năng của con người là biết sáng tạo, không ngừng đem lại những giá trị mới mẻ, thúc đẩy cuộc sống phát triển, mới mẻ.  Từ xưa tới nay, nghệ thuật luôn có tầm giá trị cao trong đời sống tinh thần của chúng ta. Nó không chỉ là giải trí mà còn là mỹ học với giá trị trường tồn với thời gian.

Có thể nói, điện ảnh là hình thức nghệ thuật tổng hoà tính chất của các bộ môn nghệ thuật còn lại. Loại hình nghệ thuật thứ 7 này ra đời sau cùng nhưng lại mang tính quần chúng nhất.

(Nguồn: internet)

Khái niệm:

Điện ảnh là một khái niệm rộng dùng để bao gồm các bộ phim tạo bởi những khung hình chuyển động; kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh và ánh sáng để tạo thành một bộ phim; hình thức nghệ thuật liên quan đến việc tạo ra các bộ phim và ngành công nghiệp thương mại liên quan đến các công đoạn làm, quảng bá và phân phối phim ảnh.

(Nguồn: internet)

Đặc trưng của loại hình điện ảnh là kỹ thuật ghi lại âm thanh, hình ảnh, ánh sáng. Các khung hình chuyển động sẽ được sắp xếp và bố trí hợp lý để tạo nên bộ phim hoàn chỉnh. Từ nét đặc trưng đó, điện ảnh đem lại một góc nhìn khách quan, khái quát đến tư duy con người. 

Nguồn gốc:

Điện ảnh xuất phát từ “cinéma”  trong tiếng Pháp là từ rút gọn của “cinématographe”. “Cinématographe” (xuất phát từ tiếng Hy Lạp κίνημα – kínēma có nghĩa là chuyển động, còn γράφειν – gráphein có nghĩa là ghi lại) là cái tên được Léon Bouly đặt cho chiếc máy ghi lại hình ảnh của ông trong đăng ký bằng sáng chế số 219 350 năm 1892, một trong những mốc sự kiện khai sinh ra ngành điện ảnh.

(Nguồn: internet)

Khi mới được phát minh, những bộ phim đầu tiên có hình thức việc tái hiện tại những sự việc như một bộ phim tài liệu. Càng về sau, những bộ phim dần được trau chuốt nhằm tạo ra những tác phẩm có chất lượng và nhanh chóng trở thành một loại hình nghệ thuật quan trọng.

Lịch sử và sự phát triển của nghệ thuật Điện ảnh:

Chúng ta thường quen gọi điện ảnh là môn nghệ thuật thứ bảy, nguồn gốc của tên gọi này bắt nguồn từ việc phân chia các hình thức nghệ thuật của Hegel. Sáu hình thức nghệ thuật theo quan điểm của Hegel bao gồm:

  • Nghệ thuật thứ 1: Thơ văn
  • Nghệ thuật thứ 2: Âm Nhạc
  • Nghệ thuật thứ 3: Hội Họa
  • Nghệ thuật thứ 4: Điêu Khắc
  • Nghệ thuật thứ 5: Vũ Kịch (khiêu vũ + sân khấu)
  • Nghệ thuật thứ 6: Kiến trúc

Và sau này, khi điện ảnh được phát minh và dần trở nên phổ biến, công chúng gọi điện ảnh là môn nghệ thuật thứ 7.

(Nhà triết học Georg Wilhelm Friedrich Hegel)

Điện ảnh được dùng để nói đến những bộ phim trình chiếu ở rạp nhằm phân biệt với phim truyền hình. Phân loại theo hình thức trình chiếu nên xuất hiện một số từ khác để gọi phim điện ảnh như “màn bạc” hay “màn ảnh lớn” để phân biệt với truyền hình, được gọi là màn ảnh nhỏ.

Cuối thế kỉ 19, trong cuộc đại cách mạng công nghiệp thế giới, hàng loạt những phát minh về công nghệ và kỹ thuật đã góp phần lớn tạo nên những bộ phim điện ảnh đầu tiên. Trong đó, những phát minh nhằm ghi lại hình ảnh chuyển động đóng góp phần quan trọng nhất của Louis Le Prince, Eadweard James Muybridge, Étienne-Jules Marey hay Thomas Edison.

Dấu mốc quan trọng nhất được lịch sử ghi lại vào ngày 28/12/1895, bộ phim đầu tiên được chính thức công chiếu. Đó là buổi chiếu phim chuyển động và có thu tiền đầu tiên được anh em Auguste và Louis Lumière tổ chức tại Salon Indien (Phòng Ấn Độ) nằm dưới tầng hầm của quán cà phê Grand Café ở Paris, Pháp. Đây được xem là ngày khai sinh cho môn nghệ thuật thứ bảy.

Và bộ phim đầu tiên được công chiếu trong ngày hôm đó chính là đoạn phim La Sortie de l’usine Lumière à Lyon (Buổi tan ca của nhà máy Lumière ở Lyon), được quay vào mùa hè năm 1895, ghi lại cảnh các công nhân rời khỏi nhà máy của nhà Lumière ở Lyon.

(Anh em nhà Lumière, cha đẻ của nghệ thuật điện ảnh người quay những thướt phim điện ảnh đầu tiên)

Sự ra đời của “cinématographe” nhanh chóng được công chúng đón nhận nhiệt tình. Ngay lập tức điện ảnh được thương mại hóa đánh dấu sự ra đời của nền công nghiệp điện ảnh.

Ngày 11/01/1888, Louis Le Prince đã đăng ký bằng sáng chế về chiếc máy quay hoàn chỉnh có thể ghi lại những hình ảnh chuyển động đầu tiên. Nhưng sau đó, Thomas Edison mới là người được quyền sản xuất những chiếc máy quay này với nhãn hiệu Trust Edison cho đến tận năm 1918.

Năm 1902, bước tiến tiếp theo cho nền điền ảnh với cột mốc kỹ xảo điện ảnh đầu tiên được áp dụng vào một bộ phim điện ảnh. Trong bộ phim Le Voyage dans la lune (Cuộc du hành lên Mặt Trăng) do Georges Méliès thực hiện đã xuất hiện kỹ xảo đầu tiên, hình ảnh Mặt Trăng với khuôn mặt người.

Mãi đến năm 1927, bộ phim có tiếng đầu tiên ra đời mang tên The Jazz Singer.

(The Jazz Singer, nguồn: Internet)

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những bộ phim màu đầu tiên được sản xuất và đến thập niên 1950, thể loại phim màu mới bắt đầu phổ biến. Và cũng trong giai đoạn này, điện ảnh phải cạnh tranh với một phương tiện giải trí khác đang phát triển rất mạnh là truyền hình (vốn vẫn chỉ có hình ảnh đen trắng cho đến giữa thập niên 1960).

Đến cuối thế kỉ 20, khi nền khoa học kỹ thuật số phát triển sang một tầm cao mới, điện ảnh được đánh một dấu mốc quan trọng khi sử dụng các máy quay kỹ thuật và dàn dựng các kỹ xảo điện ảnh và âm thanh trên máy tính, mở ra một kỷ nguyên mới cho nền điện ảnh thế giới.

Các hãng phim điện ảnh lớn:

Hiện nay, Hoa Kỳ là quốc gia có nền công nghiệp điện ảnh phát triển nhất với kinh đô điện ảnh Hollywood. Một bộ phim Hollywood có thể được đầu tư tới 200 triệu USD để rồi thu về gần 2 tỷ USD như Titanic. 

(Kinh đô điện ảnh Hollywood)

Hollywood hiện có 6 hãng phim lớn (The Big Six) nơi cho ra đời hầu hết các bộ phim kinh phí lớn của điện ảnh Mỹ. Đó là các hãng:

  • Fox Entertainment Group (trong đó có xưởng phim Twentieth Century Fox)
  • Paramount Motion Pictures Group (trong đó có xưởng phim Paramount Pictures và DreamWorks SKG)
  • Sony Pictures Entertainment (trong đó có xưởng phim Columbia Pictures, TriStar Pictures và Metro-Goldwyn-Mayer)
  • NBC Universal (trong đó có xưởng phim Universal Studios)
  • Time Warner (trong đó có xưởng phim Warner Bros. Pictures, New Line Cinema và HBO)
  • Buena Vista Motion Pictures Group (trong đó có xưởng phim Walt Disney Pictures)

Đánh giá chất lượng phim:

Bên cạnh sự phát triển của nghệ thuật Điện ảnh, song đó cũng là “cái nôi” cho sự phát triển của sự phê bình nghệ thuật. Ngày nay, khi Internet trở thành công cụ sống của con người, các hình thức thuộc về mạng xã hội trở nên vững vàng thì nguồn cơn cho sự đánh giá, xem xét, phê bình ngày càng lan mạnh. Con người nói chung càng có “quyền tự do” bình phẩm một sáng tác nghệ thuật dưới cái gọi là “tự do ngôn luận” và review phim. Chính vì sự góp mặt của hình thức phê bình này mà mỗi sản phẩm điện ảnh hiện nay khi đưa ra công chiếu đều thực sự phải đầu tư, “chịu chi”, “chịu khó” để không đem lại tác động tiêu cực cho cả nhà sản xuất và khách hàng. 

Các bạn cảm nhận nội dung hôm nay mà LAZA đem đến như thế nào? Hy vọng các bạn có những trải nghiệm cũng như thông tin mới mẻ tại LAZA nha. 

Comments 

No comments

Leave a comment
Your Email Address Will Not Be Published. Required Fields Are Marked *
HỘI HỌA: “CÁI NÔI CỦA NGHỆ THUẬT”.

HỘI HỌA: “CÁI NÔI CỦA NGHỆ THUẬT”.

Hôm nay, LAZA sẽ mang đến cho các bạn một chủ để đầy...
Read more
XỎ KHUYÊN: CÁ TÍNH HAY CÁ BIỆT?

XỎ KHUYÊN: CÁ TÍNH HAY CÁ BIỆT?

LAZA đã cùng bạn nói về nghệ thuật xăm hình, lại một lần...
Read more
HÌNH XĂM XẤU HAY NGƯỜI XĂM XẤU

HÌNH XĂM XẤU HAY NGƯỜI XĂM XẤU

Sở thích có 1 hình xăm trên người đối với giới trẻ...
Read more