Áo tứ thân - chiếc áo mang hình ảnh tứ thân phụ mẫu

Áo tứ thân là loại trang phục truyền thống của người phụ nữ miền Bắc Việt Nam. Đặc điểm của loại trang phục này là sẽ có 4 tà áo, mỗi tà sẻ tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu. Hiện nay, áo tứ thân chỉ còn được mặc trong các dịp lễ hội truyền thống, đây vẫn được xem là biểu tượng của người con gái miền Bắc. Hôm nay LAZA sẽ cùng bạn tìm hiểu về loại trang phục truyền thống này nhé!
Thời gian xuất hiện áo tứ thân đến bây giờ vẫn chưa xác định được thời gian cụ thể. Chỉ biết rằng áo đã được xuất hiện trên hình khắc của trống đồng.
Hình dáng của trang phục được làm từ hai khổ sau lưng và hai thân ở trước ( tà áo), nên có tên gọi là áo tứ thân.
Áo tứ thân là một trang phục truyền thống của Việt Nam, trải qua nhiều sự cải tiến nhưng áo tứ thân vẫn không làm mất đi vẻ đẹp xưa của người phụ nữ kinh Bắc. Trong mỗi bộ trang phục đều có mang một ý nghĩa riêng, nhưng đối với loại trang phục này mỗi chi tiết trên trang phục là một ý nghĩa.

Bốn tà áo tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu (cha mẹ ruột và cha mẹ chồng). Vạt cụt phía bên trong hai vạt áo tượng trưng cho hành động cha mẹ ôm ấp đứa con vào lòng. Các khuy gài được bố trí nằm cân xứng tượng trưng cho ngũ thường thời xưa, đó là : nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Hai vạt áo phía trước được buộc lại tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng quấn quýt bên nhau. Chiếc áo tứ thân có ý nghĩa rất lớn trong việc tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ xưa, đó là những con người lao động cần lao, chăm chỉ, dù rất mộc mạc nhưng lại rất cuốn hút.
Đi cùng với sự phát triển của xã hội, áo tứ thân cũng được cải tiến một cách đáng kể. Nhưng dù có thay đổi thế nào hay cách tân ra sao thì những tinh hoa truyền thống trong chiếc áo tứ thân vẫn được giữ gìn.
Áo tứ thân ngày xưa được may dài để tạo thành váy. Phần váy sẽ rộng và có một độ xòe tương đối. Quần trong thì sẽ là ống rộng suông dài che gót. Việc này giúp che khuyết điểm chân to, cong.
Đối với áo tứ thân cách tân sẽ được thêu, in phun hoặc đính cườm rất tinh tế và đẹp mắt với kiểu dáng độc đáo. Người Nam Bộ có chiếc áo bà ba mộc mạc thì người Bắc Bộ lại có chiếc áo tứ thân duyên dáng. Mỗi vùng miền sẽ có một chiếc áo truyền thống để thể hiện văn hóa và lối sống riêng của mỗi vùng miền.
Áo tứ thân nam sẽ khác với nữ, áo gồm ba phần riêng biệt đó là áo khoác ngoài, yếm trong và váy đụp. Không giống như nữ là quần rộng. Áo tứ thân nam sẽ không có khuy cài và được chia bốn thân và buộc lại ở trước. Còn váy đụp thì sẽ may dài chạm gót nhưng không quá rộng.
Áo tứ thân nữ tôn lên được vẻ duyên dáng gợi cảm dành cho phái đẹp, ở phần ngực sẽ được trang trí các họa tiết hoa lá kim tuyến lấp lánh.Vẻ đẹp của bộ áo là kiểu dáng thiết kế gồm 2 vạt bốn tà, không có khuy cài dài tay, bên trong mặc chiếc yếm cổ hoặc yếm cánh nhạn xẻ sâu.
Trong văn người Kinh Bắc, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, nón quai thao là không thể tách rời. Dù là hiện tại hay tương lai, áo tứ thân vẫn là một trong những sản phẩm được gìn giữ và duy trì đến ngày nay. Qua bài này ZALA mong bạn sẽ biết thêm kiến thức về trang phục truyền thống này. Và có thế hệ chúng ta có thể giữ gìn và phát huy văn hóa này.